Ý nghĩa Vòng_tuần_hoàn_triều_đại

Lịch sử Trung Quốc theo truyền thống được thể hiện dưới dạng các vòng tuần hoàn triều đại. Trải qua lịch sử lâu dài, người dân Trung Quốc đã được cai trị không phải bởi chỉ một triều đại duy nhất, mà bởi sự kế thừa của nhiều triều đại khác nhau. Triều đại chính thống đầu tiên của Trung Quốc được mô tả trong các ghi chép lịch sử cổ đại như Sử ký Tư Mã ThiênTrúc thư kỷ niên là nhà Hạ được kế tục bởi nhà Thương. Trên thực tế, sự tồn tại của nhà Hạ vẫn chưa được chứng minh về mặt khảo cổ học.

Trong số các triều đại Trung Quốc, nhà Hánnhà Đường thường được coi là hai triều đại đặc biệt hùng cường, mặc dù các triều đại khác cũng nổi tiếng về các thành tựu văn hóa hay thành tựu khác. Chẳng hạn, nhà Tống gắn liền với nền kinh tế phát triển vũ bão. Trung Quốc vào thời nhà Hán và nhà Đường hay các triều đại ổn định lâu dài khác đều phải trải qua thời kỳ rối ren và phân liệt thành các chế độ nhỏ.

Giữa tình trạng hỗn loạn, một nhà lãnh đạo kiệt xuất rốt cuộc cũng xuất hiện, người thống nhất đất nước và áp đặt quyền lực trung ương mạnh mẽ. Ví dụ, các triều đại hậu Hán đã chia nhau cai trị Trung Quốc cho đến khi Tùy Văn Đế thống nhất nước này dưới triều đại nhà Tùy. Nhà Tùy đặt nền tảng cho sự thịnh vượng lâu dài của nhà Đường. Sau khi nhà Đường sụp đổ, Trung Quốc lại trải qua một thời kỳ chính trị biến động.

Có một câu nói nổi tiếng của người Trung Quốc được nhắc tới trong cuốn tiểu thuyết thế kỷ 16 Tam quốc diễn nghĩa: "Chia lâu rồi lại hợp, hợp lâu rồi lại chia" (分久必合,合久必分). Mỗi nhà cai trị đều cần Thiên mệnh để hợp pháp hóa quyền cai trị của họ.

Mặc dù học thuyết thời đại hóa triều đại nổi tiếng của Trung Quốc này ít nhiều dựa trên tư tưởng Trung Quốc trung tâm truyền thống, nó cũng áp dụng cho những nhà cai trị phi bản địa tìm cách nắm lấy Thiên mệnh. Trong khi hầu hết các triều đại cai trị trong lịch sử Trung Quốc đều do người Hán thành lập, thì cũng có những triều đại do các dân tộc phi Hán thành lập bên ngoài biên giới lãnh thổ truyền thống của Trung Quốc do người Hán thống trị. Chúng bao gồm nhà Nguyên do người Mông Cổ thành lập và nhà Thanh do người Mãn thành lập. Các nhà cai trị người Mông Cổ và Mãn Châu đã chinh phục thành công Trung Quốc bản thổ và nhận danh hiệu Hoàng đế Trung Quốc.

Một vấn đề hấp dẫn – mặc dù nói chung không được thảo luận công khai ở chính Trung Quốc – là liệu vòng tuần hoàn triều đại chỉ đúng cho lịch sử quá khứ của Trung Quốc, hay nếu sự cai trị hiện tại của Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng có thể được xem như nhưng một "triều đại" thì nó vẫn phải tuân theo cùng một vòng tuần hoàn.[7]

Liên quan

Vòng loại giải vô địch bóng đá châu Âu 2024 Vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2026 – Khu vực châu Á Vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2022 – Khu vực châu Á Vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2026 – Khu vực châu Á (Vòng 2) Vòng loại Cúp bóng đá U-23 châu Á 2024 Vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2026 Vòng loại giải vô địch bóng đá châu Âu 2024 (vòng play-off) Vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2022 Vòng loại giải vô địch bóng đá châu Âu 2020 Vòng tuần hoàn nước